DetailController

Kỷ niệm 76 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2022). Ngày Toàn quốc kháng chiến – Bản hùng ca của một dân tộc quyết không chịu làm nô lệ

Cách đây 76 năm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”. Đáp lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng, cả dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc mới giành lại được.

            Cả dân tộc Việt Nam chưa kịp hưởng những ngày thanh bình, độc lập sau 80 năm nô lệ thì ngày 23/9/1945, núp bóng quân Anh xâm lược, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Trước thái độ hung hăng, ngạo mạn của thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhân nhượng đi từ hòa hoãn này đến hòa hoãn khác chỉ với mong cứu vãn tình hình. Thế nhưng, chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì mưu đồ của họ là xâm lược nước ta một lần nữa. Trước tình thế cấp bách này, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 18, 19/12/1946 tại làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh hạ quyết tâm phát động Toàn quốc kháng chiến. Sáng ngày 20/12/1946, Đài Tiếng nói Việt Nam phát “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kêu gọi đồng bào cả nước và các lực lượng vũ trang nhất tề đứng lên đánh quân xâm lược, giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc.

          Mở đầu Lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Người khẳng định rõ ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Khi Tổ quốc lâm nguy, Người kêu gọi các giới đồng bào cả nước bằng vũ khí và mọi loại dụng cụ có thể dùng làm vũ khí, nhất tề đứng lên đánh giặc: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. Kết thúc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến là lời thề, lời khẳng định quyết tâm của cả dân tộc: “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

          Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời hịch của non sông đất nước. Lời hịch cứu quốc này đã thể hiện ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, thống nhất quốc gia; là sự tiếp nối của Tuyên ngôn độc lập trước đó: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

          Đáp Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân, toàn quân ta nhất tề đứng lên kháng chiến với ý chí “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Ngay từ đêm 19/12/1946, các lực lượng của ta ở Hà Nội đã nổ súng tấn công quân Pháp, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Cùng với Hà Nội, dân quân ta tại các đô thị Bắc Vĩ tuyến 16 cũng nổ súng tấn công địch. Cuộc kháng chiến diễn ra gay go và quyết liệt ở Hà Nội. Ngay từ đêm 19/12, sau tín hiệu tắt điện toàn thành phố, cuộc chiến đấu bắt đầu. Bộ đội chủ lực và tự vệ thành đồng loạt tiến công các mục tiêu trong trung tâm thành phố; Nhân dân đã xếp bàn ghế, sập gụ, hòm xiểng, cánh cửa... ra đường phố, hình thành những ụ chướng ngại để cản địch; công nhân hỏa xa, công nhân xe điện đẩy các toa tàu ra giữa đường phố, tự vệ ngả cây, hạ cột đèn chắn các ngã tư, ngã năm... Người lao động, trí thức, học sinh, tiểu thương, nhà tư sản, nhà sư... vừa phục vụ chiến đấu dưới các hình thức cứu thương, tiếp tế, thông tin liên lạc, vừa động viên bộ đội và tự vệ chiến đấu. Các thanh niên nam nữ Thủ đô đã tình nguyện nhập ngũ ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Cuộc chiến đấu trong lòng Hà Nội đã giữ được hơn 60 ngày, tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng của ta rút lên chiến khu an toàn.

          Trong suốt cuộc trường chinh kháng chiến đầy gian khổ hy sinh nhưng vô cùng anh dũng ấy, biết bao thế hệ người Việt Nam đã đổ công sức, máu xương của mình để làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng chống thực dân Pháp xâm lược, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam được công nhận, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, đấu tranh để thống nhất đất nước.

          Gần 80 năm đã trôi qua, không khí hào hùng của những ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946 lại hiển hiện về thật rõ nét. Chiến thắng này của dân tộc không chỉ là thắng lợi của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của các lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, của tất cả mọi người dân trên mọi miền cả nước mà còn là thắng lợi của ý chí, của phẩm giá và trí tuệ Việt Nam. Ngày 19/12/1946 đã trở thành biểu tượng ngời sáng về tinh thần yêu nước hào hùng, ý chí kiên cường, bất khuất và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trước vận mệnh dân tộc khi đất nước bị lâm nguy.

Kỷ niệm sự kiện 76 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp để toàn thể đảng viên, đoàn viên, công chức và người lao động Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ôn lại, phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy và bồi đắp lòng tự hào dân tộc, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục Quản lý thị trường lần thứ II, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Dân Chính Đảng lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra.

Võ Nguyễn Song Phương. Phòng TC-HC
Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau

ViewElegalDocument

ViewLink

com.soft.name.link
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc